Sunday, July 31, 2011

Cảnh sát giao thông lại bị đánh trên phố:(. Vì đâu nên nỗi:D

Theo tin từ những người dân thì người mặt áo xanh vác gậy tẩn CSGT kia tên là Trần Đại Phúc ( sinh năm 1981), là cảnh sát cơ động. Giờ cảnh sát tự coi mình là vua nên khi bị vua khác động vào mới gấu thế:(. CSCĐ đánh CSGT. Biết luật mà phạm luật. Tội này phải gấp đôi tội "cô gái tát CSGT". Cô kia đã bị khởi tố với tội " Chống người thi hành công vụ" Điều 257 Bộ Luật Hình sự.

<iframe width="425" height="349" src="http://www.youtube.com/embed/x0q6g_1Dr5g" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
=================
Qua tìm hiểu, thời điểm xảy ra vụ việc là khoảng 16h30 chiều ngày 28/7. Một số cảnh sát giao thông (đội cảnh sát giao thông Hàng Xanh, công an TP HCM) đang làm nhiệm vụ điều tiết giao thông trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (phường 25, quận Bình Thạnh, TP HCM). Lúc này, thượng sĩ Văn Thành Luân thấy một thanh niên điều khiển xe gắn máy có dấu hiệu vi phạm luật giao thông, không đội nón bảo hiểm nên đã ra hiệu dừng xe lại để kiểm tra hành chính.
Tuy nhiên vừa xuống xe, người thanh niên liền chửi tục, đồng thời lấy tuýp sắt giấu trong xe và lao đến đánh cảnh sát trẻ này. Trước thái độ côn đồ của người vị phạm, cảnh sát Luân dùng gậy công cụ hỗ trợ để chống đỡ và lùi về phía sau. Khoảng 10 phút thì người thanh niên lấy xe máy phóng đi.
Sau đó, người thanh niên này còn cầm dao, hung khí vào trụ sở Đội cảnh sát giao thông Hàng Xanh (trụ sở tại chân cầu Bình Triệu, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) với ý định tiếp tục hành hung. Nhưng không thấy thượng sĩ Luân nên anh này đã bỏ đi.
Vụ việc đang được đội Cảnh sát giao thông Hàng Xanh phối hợp cùng công an phường 25, quận Bình Thạnh điều tra làm rõ.
Hội An  Ngóisao.net

Saturday, July 30, 2011

Bản tin dự lúc 18h11L

Hà nội thật là may mắn, em dự có thể đêm nay còn chút mưa, nhưng khả năng ngày mai chỉ có gió mà không mưa là rất cao, quan sát ảnh mây vệ tinh mụộn nhất thì thấy toàn bộ cơn bão đã di chuyển theo hướng Tây Nam và kéo hết khối mây mưa về hướng Tây Nam. Trong khi đó thì ngay Hải phòng, Nam Định...cũng đã và đang chịu mưa gió bét nhè. Các cụ chọn Hà nội làm thủ đô quả là có con mắt phong thủy và thiên văn hàng đỉnh



[url]http://www.jma.go.jp/en/gms/index.html?area=1&element=0&mode=UTC[/url] Ai muốn xem mây chạy thì nhấn "Play" ở góc trên bên phải của hình mây nhé:):)

Bão NockTen lúc 08h00 sáng VNT

Hiện chắc chắn đến 90% là bão NockTen sẽ ảnh hưởng nặng nề đến miền Trung. Em dự là đến trưa và chiều nay các tỉnh ven biển từ Nam Định đến tận...Quảng Nam sẽ có mưa to, gió lớn. Riêng đêm nay và sáng đến trưa mai có thể sẽ là lúc kinh khung nhất cho các vùng Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, "Bình Trị Thiên" khi cơn bão này đi qua. Cầu Trời cho thiệt hai càng ít càng tốt, nhất là về người:(.

Đây là hình ảnh vệ tinh lúc 07h59 phút sáng nay của NASA...


Bão NockTen 06h45 am 30Jul

Tuy tâm bão đi vào đất liền sẽ là khu vực từ Thái Bình đến Nghệ An, nhưng vùng ảnh hưởng của nó sẽ là từ Quảng Ninh đến...Quảng Ngãi:(. Công tác chuẩn bị của "người đứng trên người" lần này theo tôi là...chậm:(.

 Mong sao thiẹt hại thật là ít:(


Friday, July 29, 2011

Bão NockTen ...29Jul

Và giờ là đến lượt Thái Bình>Thanh Hóa bắt đầu đón mưa rong bão:(...

OMG...it's coming to Middle Land again:(


Bão Nock=Ten sẽ vào VN và ảnh hưởng nặng nhất sẽ là Miền Trung R1

Vùng khả năng tâm bão đi qua theo bản đồ địa lý chi tiết. Xin chú ý là vùng ảnh hưởng của bão quan trọng hơn là vùng tâm bão. Chi tiết nhìn bảng mây vệ tinh thì sẽ thấy rõ hơn.

Bão Nock=Ten sẽ vào VN và ảnh hưởng nặng nhất sẽ là Miền Trung R1

Dự về đường đi của bão do các anh bạn JMA lúc 13h00 hôm nay, 29/7.

Dự của các anh bên Wunder...

Bão Nock=Ten sẽ vào VN và ảnh hưởng nặng nhất sẽ là Miền Trung

Sẽ nhanh, nhưng sẽ có hậu quả nặng nề vì nó mạnh:(.

Đường đi của tâm bão theo dự nhà Nhật bủn lúc 10h sáng nay giờ VNT

Thursday, July 28, 2011

Dự báo thởi tiết 28Jul11 - Lúc 18h56VNT/1156UTC

Tốc độ di chuyển nhanh hơn, áp suất vẫn rất thấp và thu hút năng lượng mạnh. Cơn bão này có đường đi dễ dự báo và ...rất nguy hiểm:(.

Dự báo thởi tiết 28Jul11



Có vẻ cơn bão này đi nhanh nhanh hơn dự đoán. Đây là cơn bão được dự là cực mạnh và tầm ảnh hưởng cũng tương đối. Tuy tâm bão có thể sẽ đổ bộ vào phía Bắc nhưng vùng ảnh hưởng chính của mua lớn lại có thể là khu vực ven biển và miền núi Đông và Đông Nam Bắc Bộ.

Hà nội ngày và đêm thứ 2 rất có thể sẽ có nhiều cây đổ, đường ngập:(

Giảm TNGT và nâng cao ý thức tham gia giao của người dân, sao không làm được?


1 Đăng ký và quản lý phương tiện:
Theo cháu việc đăng ký phương tiện tham gia giao thông là vấn đề cốt lõi của việc này, nhưng do cách quản lý của ta hiện nay chưa khoa học và đồng bộ dẫn tới việc người điều khiển phương tiện giao thông khi vi phạm Luật cũng không sợ lực lượng cảnh sát giao thông ( CSGT ) và lực lượng CSGT hiện nay thì cũng không bao giờ nghĩ tới việc là sẽ kiểm tra biển kiểm soát để tìm phương tiện vi phạm Luật Giao thông trừ các vi phạm đặc biệt nghiêm trọng. Để khắc phục vấn đề này, ta cần thiết phải áp dụng một số biện pháp mang tính vĩ mô, thậm chí phải sửa đổi cả Luật, vì Luật là công cụ chính để các cơ quan hành pháp dựa vào để làm việc.
a) Việc đăng ký xe phải được thực hiện đơn giản và hiệu quả, các thủ tục chuyển nhượng, sang tên phải đơn giản hơn nữa ( thậm chí có thể đăng ký qua Internet, sau đó cánh sát khu vực (CSKV) sẽ có trách nhiệm đến tận địa chỉ của đối tượng đăng ký, chuyển nhượng chỉ để xác nhận sự việc lần cuối, trước khi báo cáo cấp trên ra quyết định cho phép đăng ký hay chuyển nhượng) lực lượng này hiện nay nhiều, nhưng làm thêm công việc này là không phải là quá khó khăn mà thực ra đó mới chính là công việc của CSKV. Việc đăng ký cho phương tiện cũng không cần phải hạn chế, mà chỉ cần quản lý chặt. Cơ quan thi hành pháp luật, cụ thể ở đây là CSGT, thanh tra giao thông ( TTGT) sẽ không
cần phải mất nhiều thời gian xác minh 1 chiếc xe vi phạm Luật, vì hiện nay cơ sở hạ tầng về thiết bị tin học cũng như mạng viễn thông của chúng ta có thể đáp ứng được yêu cầu này. Luật đã quy định, người đăng ký phương tiện với cơ quan quản lý phương tiện địa phương phải chịu trách nhiệm toàn bộ về phương tiện mà mình đăng ký. Cần phổ biến Luật cho người dân biết là trong trường hợp vi phạm thì người đăng ký phương tiện sẽ chịu trách mọi nhiệm trước pháp luật. Trường hợp chuyển nhượng, cho, tặng thì phải sang tên, nếu chết mà chưa sang tên, chuyển nhượng thì người thừa kế tài sản hợp pháp là người chịu trách nhiệm trước pháp luật, còn việc xác định việc này như thế nào thì trách nhiệm lại thuộc về cán bộ hộ tịch,CSKV, vì những người này chính là những người quản lý và xác nhận về mặt con người tại địa phương ( Báo tử, khai sinh…). Tôi tin nếu ta làm tốt việc này thì đây chính là cái GỐC, và sẽ chẳng có người nào dám “dại dột” bán hoặc chuyển nhượng phương tiện mà mình đang chịu trách nhiệm trước pháp luật cho người khác mà không sang tên khi không biết sau đấy người ta có vi phạm luật hay không. Khi phương tiện vi phạm Luật giao thông ( Mà ở phần sau tôi sẽ trình bầy về việc làm thế nào để mỗi người dân sẽ là 1… chiến sĩ giao thông), tuỳ theo mức độ vi phạm mà xử lý thật nghiêm minh, nặng thì truy tố, nhẹ thì cơ quan hành pháp chỉ việc gửi thông tin vi phạm và phiếu phạt về địa chỉ của người đã đăng ký sở hữu phương tiện. Đối với các vi phạm trực tiếp bị CSGT hoặc cơ qua có thẩm quyền phát hiện và xử lý phạt thì nên làm theo cách sau mà tôi thấy hợp lý của một người viết trên Website của Bộ GTVT trong dịp lấy ý kiến dân cho giải phải giảm tai nạn giao thông, đó là – [CSGT phạt người vi phạm và ghi rõ chi tiết phạt vào 2 phiếu, CSGT giữ 1 phiếu và người vi phạm giữ 1 phiếu. Trong phiếu phạt có ghi rõ số tiền, tên, chức vụ và số hiệu cảnh sát của CSGT; tên, địa chỉ, số CMT, lỗi của người vi phạm. Cuối ngày làm việc CSGT đến ngân hàng trao danh sách những người vi phạm mà mình phạt để ngân hàng theo dõi kèm theo các phiếu phạt.
- Trong vòng 1 tuần kể từ ngày bị phạt, người vi phạm phải đến ngân hàng (được chỉ định thu loại tiền này) nộp phạt. Nếu trong thời gian đó người vi phạm không nộp, ngân hàng lập danh sách báo cho cảnh sát và CSGT có bộ phận chuyên cưỡng chế chấp hành phạt vi phạm giao thông gửi giấy báo nhắc người vi phạm và cho phép 1 tuần để nộp phạt nhưng số tiền phạt bị tăng gấp 2 lần, sang tuần thứ 3 nếu người vi phạm cố tình không nộp thì CSGT báo về địa phương và CSKV sẽ đến từng nhà để cưỡng chế theo đúng luật qui định cho đến khi người đó phải nộp đủ tiền phạt.
- Ngân hàng theo dõi đúng và sau một thời gian nào đó (do Bộ CA và ngân hàng qui định) báo cho CSGT (theo kênh định sẵn) lĩnh phần trăm được mà họ được quyền hưởng.
- Cảnh sát nào vi phạm (tự ý lấy "tiền tươi" của người vi phạm; chây lười để thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông ở khu vực mình phụ trách vv...) sẽ bị xử lý nặng và công khai. Người dân được khuyến khích tố cáo cái sai của CSGT qua một đường dây nóng (cả bằng điện thoại hay email và báo chí).
Điều này sẽ buộc CSGT phải làm việc nghiêm túc. Tất nhiên làm việc này không đơn giản do trình độ phát triển nhiều mặt ở ta còn thấp. Song nếu ta thực sự kiên quyết làm thì tôi ước tính ở các thành phố lớn có thể thu được tiền nộp phạt của ít nhất 60-70% người vi phạm. ]
Số tiền này đủ để duy trì một đội quân làm việc này như ở một số nước đang làm (ở nước ngoài người ta nộp phạt trên mạng, theo thẻ ngân hàng, còn ở ta chưa làm việc này được nên phải có đội quân chuyên trách cưỡng chế nộp phạt) và khuyến khích anh em CSGT làm việc hết mình, không cần phải làm "anh hùng núp" và "làm luật" một cách tuỳ tiện làm đổi trắng thay đen tuỳ theo đồng tiền. Sau đó, nếu quá thời hạn nộp phạt mà chủ sở hữu phương tiện vẫn chưa giải quyết được thì gửi  thông báo khẩn cấp đến chủ phương tiện và người CSKV sẽ có trách nhiệm kiểm tra lần cuối với chủ phương tiện, nếu chủ phương tiện vẫn tiếp tục không chấp hành các biện pháp phạt hành chính, thì chỉ việc ra quyết định đình chỉ lưu hành, gửi đi các phòng CSGT, và khi phương tiện này có mặt ở bất kỳ nơi nào, CSGT có quyền lập biên bản giữ xe. Ngược lại, nếu như cơ quan hành pháp, hành chính…ví dụ như CSKV hay CSGT mà làm sai theo những quy trình đã được thống nhất, người dân có quyền kiện ngược lại và nếu chứng minh được ai sai thì người đó phải có trách nhiệm bồi thường hoặc truy cứu trách nhiệm tuỳ theo mức độ vi phạm. Nếu việc này được tuyên truyền tốt qua các phương tiện truyền thông sẵn có, đặc biệt là trên truyền hình, vì hiện này nhà nhà ai cũng có Tivi, dù ở nông thôn hay thành thị. Song song với việc tuyên truyền đồng bộ trên các phương tiện khác như Báo điện tử, báo chí truyền thống…Khi ai cũng biết được trách nhiệm của mình về phương tiện mà mình đã đăng ký với nhà nước, cháu tin sẽ không ai dám bán xe mà không sang tên cho người mua, vì ai dám chắc người mua sẽ sử dụng như thế nào? Và sẽ chẳng có chuyện có người đăng ký tới hơn 200 xe máy như ở Cần thơ hay người vi phạm luật giao thông khi nhìn thấy CSGT lại chẳng hề sợ hãi mà còn…chạy luôn hay thậm chí tấn công lực lượng thi hành nhiệm vụ??? Và để đảm bảo các yếu tố trên được thực thi một cách triệt để, luật cần quy định rõ nếu ai làm hoặc lưu hành các loại biển số giả thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và các cơ quan chức năng, các lực lượng hành pháp, cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm bằng việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt mà không được lạm dụng hay vận dụng một cách sai trái hoặc cũng sẽ bị chính người dân kiện. Như hiện nay các đồng chí Công an, trật tự, thanh niên xung kích phường thường hay đi xe cam nhông hoặc xe tải đi bốc dỡ các phương tiện vi phạm quy định về giao thông mang về đồn là không đúng pháp luật, việc này nếu muốn làm thì phải lập biên bản hoặc phải có một đơn vị trung lập làm và bàn giao cho cơ quan công an…ví dụ Công ty ABC có dịch vụ cứu hộ hoặc trông giữ xe ký hợp đồng với Công an phường XYZ về việc trông giữ, vận chuyển các phương tiện vi pham luật giao thông thì khi có xe vi phạm, lực lượng làm nhiệm vụ có thu giữ 1 phương tiện nào đó thì nhất định phải có bàn giao bằng văn bản. Chứ theo cách làm như hiện nay là các đồng chí Công an phường và thanh niên tự quản đã vi phạm luật khi bắt giữ phương tiện và các gánh hàng rong…v.v. về trụ sở mà không có bất kỳ một biên bản hay bên thứ 3 nào chứng kiến, thì thử hỏi nếu phương tiện bị hư hại, bị mất…ai là người chịu trách nhiệm?!?.

2. Nâng cao ý thức của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông
Khi ta đã có quy trình, quy định quản lý phương tiện thật tốt, lúc này là lúc làm thế nào để bắt lỗi các phương tiên vi phạm luật và nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân. Theo thiển ý của cháu ta có thể làm một số việc như sau:
-          Ta làm theo cách đơn giản nhất là phát động một phong trào “Mỗi người dân là một chiến sĩ An toàn giao thông”. Theo đó thì khi ra đường nếu thấy người vi phạm luật giao thông thì hãy tìm cách chụp ảnh ( cách này theo tôi rất khả thi vì hiện nay điện thoại di động chụp hình thì hầu như…ai cũng có). Thấy phương tiện tham gia giao thông vi phạm luật thì ghi lai  biển số và báo cảnh sát ( Dĩ nhiên cũng phải có quy định xử lý thật nặng nếu chứng minh được những thông tin đó là sai sự thật ). Sau đó, cơ quan quản lý phương tiện sẽ mua lại hoặc tiếp nhận và có sự ghi nhận thích đáng. Việc này có thể thủ công, nhưng tôi tin là sẽ có tác động lớn, vì có thể có rất nhiều những đồng bào, đồng chí sẵn lòng tham gia tình nguyện. Và chính những người đã một lần chụp hình những người vi phạm khác thì đương nhiên sẽ rất cẩn thận với chính mình khi tham gia giao thông, đơn giản vì họ sẽ cảm thấy xấu hổ hơn nhiều nếu chính họ lại vi phạm. Điều này chắc chắn sẽ làm giảm số lượng người vi phạm luật giao thông, đồng nghĩa với việc số lượng các vụ tai nạn giao thông sẽ giảm đáng kể.

II. Quản lý về mặt xã hội.

1.     Ta nên đầu tư một hệ thống quản lý các vi phạm luật trên một hệ thống nhất định mà có thể cho phép các Công ty Bảo hiểm và các Cơ quan quản lý giáo dục, các trường học có thể truy cập trực tiếp vào kho dữ liệu vi phạm luật giao thông nói riêng và có thể sau này mở rộng thêm các lĩnh vực khác nữa để có các hành động hợp lý đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của mình. Cụ thể thì các cơ quan trên sẽ kiểm tra được trực tiếp các vi phạm của học sinh và thậm chí của cha mẹ học sinh để nhắc nhở học sinh hoặc tăng tiền bảo hiểm thân thể vì đây là cách làm hiệu quả mà tôi thấy ở một số nước phát triển như Mỹ, Nhật…đang làm. Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiẹn thông tin đại chúng, nhất thiết phải có các tiểu phẩm và các chương trình phổ biến kiến thức Luật giao thông trên các Đài truyền hình, vì hiện nay dân nước ta hầu như nhà ai cũng có TV. Nên xử lý ngay 1 số trường hợp vi phạm Luật giao thông để làm gương, theo tôi nên chọn  những vụ án gây tai nạn giao thông cả nghiêm trọng và …rất ít nghiêm trọng để xử lý, sau đó dùng chính những ví dụ này để làm điển hình
2.     Làm theo bài viết đã đề cập
- Tuyển mộ và huấn luyện CSGT để làm việc tại các thành phố lớn, làm sao để họ có mặt thường xuyên tại các nút giao thông trọng điểm hoặc những nơi thường xuyên xảy ra tắc giao thông.
- Ban hành chính sách cho phép họ được phạt tất cả các vi phạm giao thông, dù là nhỏ nhất, với các mức phạt được cụ thể hoá và công khai hoá trong toàn xã hội; cho phép họ được hưởng ít nhất 50% số tiền mà họ phạt, họ càng phạt được nhiều người vi phạm thì càng được hưởng nhiều tiền.
Thiết nghĩ cái được của Chính phủ, của xã hội không phải là ở số tiền phạt của người vi phạm luật giao thông nộp mà ở chỗ luật giao thông được thực hiện nghiêm, hạn chế tối đa tình trạng ách tắc và tai nạn.

  1. Tăng cường hiệu quả của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông mà theo cháu cần phải áp dụng ngay lập tức một số biện pháp về quản lý vĩ mô. Trong đó có phần mở rộng và phát triển đường giao thông hiện nay mà cách làm hiệu quả kinh tế và xã hội cao cháu sẽ trình bày ở phần sau ạ.